Abraham Maslow là một trong những nhà tâm lý học đáng chú ý nhất và nổi tiếng nhất với lý thuyết mô hình tháp "Nhu cầu của con người" (Hierarchy of Needs). Ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong tâm lý học vì ông tập trung vào việc hiểu và giải quyết nhu cầu và khao khát của con người, đặc biệt là trong ngữ cảnh xã hội và tâm lý.
Theo lý thuyết của Abraham Maslow, con người có một số nhu cầu cơ bản và tất cả các nhu cầu này được sắp xếp thành 5 bậc thang, từ nhu cầu cơ bản nhất ở bậc dưới cùng cho đến nhu cầu cao cấp hơn ở bậc trên cùng:
Physiological Needs (Nhu cầu sinh lý)
Safety Needs (Nhu cầu an toàn)
Love/ Belonging Needs (Nhu cầu xã hội)
Esteem Needs (Nhu cầu được tôn trọng)
Self-Actualization Needs (Nhu cầu tự khẳng định)
Tháp nhu cầu Maslow là một mô hình tâm lý đại diện cho những hành vi, tâm lý phổ biến của con người theo mô hình 5 tầng của kim tự tháp, vậy nếu trader chúng ta tự phân định các lớp nhu cầu khác nhau dựa trên tháp nhu cầu Maslow thì nó sẽ trông như thế nào?
1. Quản lý rủi ro (Nhu cầu sinh lý)
Giống như nhu cầu về thức ăn, nước uống và giấc ngủ của chúng ta, quản lý rủi ro là những điều cần thiết để tồn tại trong trading. Nó không chỉ đơn thuần là việc thiết lập mức dừng lỗ, mà đó còn là sự hiểu biết về chế độ "dinh dưỡng" và "nghỉ ngơi" mà danh mục đầu tư của bạn cần.
Một "chế độ ăn" cân bằng tốt, với các chiến lược quản lý rủi ro và drawdown (sụt giảm tài khoản) cũng như cách tiếp cận "nghỉ ngơi" đúng lúc để không giao dịch quá mức là cực kỳ quan trọng.2. Nhận thức về tình hình thị trường (Nhu cầu an toàn)
Dựa trên cơ sở đó, trader cần thiết lập một "ngôi nhà an toàn" trên thị trường. Điều này có nghĩa là nhận biết khi nào thị trường đang trong điều kiện "thời tiết" giông bão, và khi nào trời yên tĩnh, giống như khi chúng ta tìm nơi trú ẩn trong những điều kiện bất lợi và mạo hiểm ra ngoài khi thấy an toàn vậy.
Cấp độ này chủ yếu xoay quanh việc tìm kiếm sự an toàn giữa sự hỗn loạn của thị trường, hiểu khi nào thì việc "săn bắn" có hiệu quả và khi nào thì không.
3. Thực thi chiến lược (Nhu cầu xã hội)
Giống như nhu cầu chúng ta tìm kiếm sự kết nối với những người khác, trader cũng cần "kết nối" với chiến lược của mình ở mức độ sâu hơn, gần giống như một mối quan hệ đối tác. Đây không phải là sự kết nối hời hợt, mà là sự hiểu biết sâu sắc về chiến lược, biết khi nào nó hoạt động, khi nào không và cảm giác "thuộc về" hệ sinh thái thị trường.4. Phân tích (Nhu cầu được tôn trọng)
Ở đây, "lòng tự trọng" của trader đến từ bên trong, được thúc đẩy bởi sự xác thực của bản ngã khi thấy các chiến lược thành công, cũng như khả năng học hỏi từ những thất bại.
Sự công nhận cũng có thể đến từ bên ngoài dưới hình thức tôn trọng từ các trader đồng môn, nhưng cốt lõi là sự tôn trọng thông qua việc tự hoàn thiện bản thân và đạt được kết quả.5. Thuần thục (Nhu cầu tự khẳng định)
Ở trạng thái cao nhất này, giống như con người tìm cách phát huy tiềm năng của mình, trader cũng tìm cách phát huy "tiềm năng giao dịch" của mình. Họ có thể cảm nhận được bằng trực giác những thay đổi trong động lượng thị trường, hoà hợp với trạng thái cảm xúc và tâm lý của mình, và có thể thể hiện bản thân thông qua phong cách giao dịch độc nhất của họ. Điều này tương đương với việc tìm được "tiếng nói" của chính mình và thể hiện khả năng sâu thẳm nhất của một người.
Lời kết
Tháp nhu cầu Maslow có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, giúp mỗi cá nhân hiểu được nhu cầu và cách mà chúng ảnh hưởng đến những quyết định, hành vi của con người. Nó cho thấy rằng, con người nói chung (trader nói riêng) không chỉ có những nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu về tinh thần, xã hội.
Nếu các nhu cầu ở cấp thấp hơn không được đáp ứng đầy đủ, thì trader sẽ khó có thể tiến đến những mục tiêu cao hơn. Nhưng khi các nhu cầu ở cấp thấp đã được đáp ứng thì lúc đó, trader sẽ giao dịch không phải vì mục tiêu kiếm tiền, mà giao dịch với nhu cầu được khẳng định bản thân, đó cũng là điều dễ hiểu!