5 Nhà phân tích kỹ thuật có ảnh hưởng nhất thế giới - Họ là ai?
  nguồn:Traderviet 2024-01-19 11:46:38
Tóm tắt:Hàng triệu trader ngày nay đã và đang áp dụng những nguyên tắc giao dịch này mà có thể biết hoặc không biết đến các vị ấy (trừ ông Charles Dow là đa số anh em có biết nhờ lý thuyết Dow nổi tiếng, nền móng của phân tích kỹ thuật).

phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích được nhiều trader ưa chuộng. Nhờ sự tiện lợi và đơn giản của nó, không có gì ngạc nhiên khi kiểu phân tích này vẫn được yêu thích cho đến tận ngày nay. Mức độ phổ biến của phân tích kỹ thuật (technical analysis) cao hơn một bậc so với mô hình phân tích cơ bản (fundamental analysis).

Tuy nhiên, có bao giờ bạn nghĩ đến việc phân tích kỹ thuật lần đầu tiên được sử dụng và phổ biến như thế nào không? Đâu là 5 nhân vật lừng danh trong lịch sử hình thành trường phái này? Chúng ta sẽ cùng khám phá danh tính của họ trong bài viết này nhé!


1. Charles Dow


5-nha-phan-tich-ky-thuat-co-anh-huong-nhat-traderviet1.


Kỹ thuật phân tích quan trọng nhất bắt đầu vào cuối thế kỷ 19. Vào thời điểm đó, Charles Henry Dow, phóng viên tạp chí tài chính ở New York, đã đưa ra một số hướng dẫn dự đoán giá bằng cách sử dụng các biến động lịch sử chứng khoán trong quá khứ. Ngài Dow đã ghi lại tất cả các biến động giá cổ phiếu, dù là hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng.

Hơn nữa, ông còn liên kết nó với xu hướng thị trường. Từ đó, ông có thể tuyên bố rằng các mô hình giá hình thành trên thị trường có xu hướng lặp đi lặp lại và có thể được dự đoán từ các sự kiện trước đó. Ngài Dow cuối cùng được biết đến như là cha đẻ của phân tích kỹ thuật và là nhà phân tích quan trọng đầu tiên nhờ những khám phá này.

Trước khi được biết đến là người tiên phong đầu tiên trong lĩnh vực phân tích kỹ thuật ngài Dow đã tìm hiểu rất nhiều về thế giới tài chính và chứng khoán. Sau ba năm làm phóng viên tài chính, vào năm 1882, cuối cùng ông đã thành lập tạp chí của mình cùng với Edward D. Jones.

Bắt đầu từ năm 1884, sự quan tâm của ngài Dow đối với cổ phiếu ngày càng lớn hơn sau khi giới thiệu chỉ số thị trường chứng khoán đầu tiên, Chỉ số Trung bình Đường sắt (Railroad Average). Sau đó, vào năm 1896, ông công bố một chỉ số mới gọi là Chỉ số Trung bình Công nghiệp (Industrial Average), chỉ số này bao gồm những cổ phiếu có tính đầu cơ cao nhất trên sàn giao dịch. Chỉ số này được biết đến là Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJIA).


2. William Hamilton


5-nha-phan-tich-ky-thuat-co-anh-huong-nhat-traderviet2.


William Peter Hamilton là nhà phân tích quan trọng thứ hai sau Charles Dow. Ông là người đã hoàn thành Lý thuyết Dow, lý thuyết phân tích kỹ thuật được phổ biến bởi Charles Dow vào thế kỷ 19.

Nói ngắn gọn, bản thân Lý thuyết Dow là một lý thuyết giải thích rằng các xu hướng đóng vai trò là chỉ báo về điều kiện thị trường tổng thể, đặc biệt là trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, vì ngài Dow không thể giải thích chi tiết các dấu hiệu xu hướng, nên William Hamilton đã thử áp dụng Lý thuyết Dow vào các chỉ số chứng khoán. Kết quả là, các thuật ngữ "bullish" (xu hướng tăng) và "bearish" (xu hướng giảm) được tạo ra.

Theo Hamilton, Lý thuyết Dow chỉ mô tả một tập hợp các xu hướng trên thị trường chưa rõ ràng về công dụng nên chưa được coi là có hiệu quả trong việc “đánh bại” thị trường. Tuy nhiên, bản thân Hamilton vẫn chưa thể tìm ra “cái gì” để sử dụng để đọc xu hướng. Hamilton chỉ truyền tải một lưu ý quan trọng là:

"Hoạt động giao dịch không nên bị ảnh hưởng bởi cảm xúc mà phải kèm theo thái độ khách quan. Hãy đánh giá những gì đang hiện hữu ở đó, chứ không phải những gì bạn muốn thấy."

3. Robert Rhea


5-nha-phan-tich-ky-thuat-co-anh-huong-nhat-traderviet3.


Nhà phân tích quan trọng thứ ba và là “nhà thực hành” tiên phong chính là Robert Rhea.

Ngược lại với William Hamilton, người vẫn đang ở giới hạn nghiên cứu về Lý thuyết Dow, thì Rhea đã tạo ra một sự đổi mới, đó là biến Lý thuyết Dow thành một chỉ báo thực tế giúp ích cho các trader khi bước vào thị trường chứng khoán. Trong thực tế, ông Rhea đã sử dụng thành công lý thuyết này để xác định đỉnh/đáy trên thị trường và cuối cùng đã giành được lợi thế.

Rhea, một nhà thực hành, đã thành công trong việc dự đoán mức đáy của thị trường vào năm 1932, trong khi mức đỉnh được phân tích thành công vào năm 1937. Tin tức về sự đổi mới của ông trong việc cập nhật Lý thuyết Dow cuối cùng đã ảnh hưởng đến số lượng người đăng ký nhận bản tin đầu tư của ông, Dow Theory Comments.

Thật không may, Robert Rhea đã trút hơi thở cuối cùng sau 2 năm ông bắt đỉnh thành công.

4. John Magee


5-nha-phan-tich-ky-thuat-co-anh-huong-nhat-traderviet5.


Nhà phân tích có tầm ảnh hưởng tiếp theo là John Magee. Ông là nhà tiên phong phân tích kỹ thuật duy nhất quyết tâm chỉ giao dịch bằng cách dựa vào biến động giá cổ phiếu và mô hình giá. Magee hoàn toàn không đọc báo và hay bỏ qua phân tích cơ bản.  Đối với Magee, điều này có thể giúp ông tránh được hàng loạt tin tức có thể làm hỏng việc phân tích.

Mặc dù chỉ được trang bị biểu đồ và mô hình biểu đồ, Magee đã chứng tỏ được thành công của mình với tư cách là một nhà giao dịch kỹ thuật trong bốn thập kỷ. Thời gian trôi qua, chiến lược giao dịch do Magee thực hiện được gọi là "Naked Trading" (giao dịch trần trụi).

Ngoài việc được biết đến như một trong những nhà phân tích kỹ thuật quan trọng nhất, Magee còn là một nhà phân tích biểu đồ. Ông đi tiên phong trong việc giao dịch bằng cách sử dụng các mô hình biểu đồ, đây là kết quả từ những phát hiện của ông. Các mô hình biểu đồ John Magee được phân biệt theo các hình dạng, chẳng hạn như hình tam giác, cờ, vai, thân, v.v.



5-nha-phan-tich-ky-thuat-co-anh-huong-nhat-traderviet4.


Các hình dạng do Magee tạo ra dường như là nền tảng của các mô hình tam giác, Cờ và Vai-Đầu-Vai. Để kết quả phân tích có thể được đọc bởi nhiều trader khác, Magee và Robert D. Edwards đã tổng hợp thành một cuốn sách có tựa đề "Technical Analysis of Stock Trends" ( phân tích kỹ thuật về xu hướng chứng khoán), được xuất bản năm 1948.

5. Edson Gould


5-nha-phan-tich-ky-thuat-co-anh-huong-nhat-traderviet6.


Edson Gould là nhà phân tích kỹ thuật với thành tích lâu nhất và là người dự báo xu hướng với độ chính xác cao.

Vào thời điểm đó, ông có thể dự đoán chỉ số chứng khoán Dow Jones sẽ tăng lên tới 400 điểm trong một thị trường giá lên trong 20 năm tới. Ông cũng cho biết chỉ số Dow Jones có thể vượt mốc 1,040 vào năm 1973 và hơn thế nữa. Gould có thể trình bày một phân tích khá chính xác vì ông sử dụng biểu đồ, tâm lý thị trường và sự trợ giúp của các chỉ báo kỹ thuật. Từ đó, bạn có thể kết luận rằng các thành phần của phân tích kỹ thuật đã được tạo ra trong quá trình phân tích của Edson Gould.

Trong suốt 81 năm cuộc đời, Edson Gould không ngừng phân tích để hỗ trợ các hoạt động giao dịch của mình. Ngoài ra, ông còn hoạt động tích cực trong nghề viết bản tin. Được biết, các tác phẩm của Gould đã được bán với giá 500 USD vào năm 1930.









Điểm nóng
searchfx là gì?

searchfx nhằm cung cấp một nền tảng khiếu nại công cộng cho các nạn nhân đầu tư tài chính, đồng thời cũng sẽ cố gắng hết sức để Đã xử lý vấn đề tiếp xúc với các nhà đầu tư, cuối cùng đạt được mục tiêu khôi phục thiệt hại More>