Risk of Ruin - Thước đo giúp trader "tỉnh ngộ" trước rủi ro cháy tài khoản!
  nguồn:Traderviet 2024-03-12 19:05:41
Tóm tắt:"Risk of Ruin" (Rủi ro cháy tài khoản) trong trading là yếu tố bị hầu hết trader bỏ qua, nhưng dù bạn có lạc quan đến đâu, thì tương lai vẫn là một điều không chắc chắn!

Tại sao trader cần phải hiểu "Risk of Ruin" (Rủi ro cháy tài khoản)?


Bởi vì "ruin" (huỷ hoại) đồng nghĩa với tổn thất tài chính.

Sự cân bằng giữa vốn ban đầu, mức độ lợi thế giao dịch của bạn và sự biến động của giá chính là nền tảng của bất kỳ nỗ lực đầu cơ nào trong hàng ngàn năm nay.

Bạn nên đặt cược bao nhiêu cho mỗi giao dịch mà không phải đối mặt với quá nhiều rủi ro cháy tài khoản?

Đâu là điều quan trọng nhất trong trading?


Tâm lý giao dịch là thứ được đánh giá quá cao trong trading. Bạn cần có lợi thế về mặt thống kê trước khi có thể nghĩ đến việc giải quyết những thiên kiến nhận thức và quản lý rủi ro của mình.

Đây là những điều quan trọng nhất cần hiểu trong trading:

  1. Có lợi thế giao dịch.

  2. Hiểu bản thân và giới hạn của bạn. Bạn cần tư duy như một trader.

  3. Bạn cần quản lý rủi ro thích hợp.

Rủi ro cháy tài khoản chung quy sẽ xoay quanh quản lý rủi ro - đứng thứ 3 trong danh sách này. Cả số 2 và số 3 đều kém quan trọng hơn số 1.

Tại sao ư?

Bởi vì kỹ năng số 2 và 3 sẽ không bao giờ có thể thay thế cho một chiến lược giao dịch thua lỗ. Vì vậy, bạn cần có những chiến lược giao dịch vững chắc, đáng tin cậy và sinh lời trước khi có thể nghĩ đến kỹ năng số 2 và 3!

Bây giờ, hãy quay trở lại với chủ đề của bài viết:

"Risk of Ruin" (Rủi ro cháy tài khoản) trong trading là gì?


Risk-of-Ruin-rui-ro-chay-tai-khoan-traderviet6.jpeg


"Risk of Ruin" (Rủi ro cháy tài khoản) là khả năng hoặc xác suất mất toàn bộ vốn hoặc bạn sẽ phải chịu thua lỗ buộc bạn phải dừng giao dịch hoặc không thể phục hồi. Nó không nhất thiết có nghĩa là bạn mất tất cả.

Ngược lại, bằng chứng cho thấy các trader mất lòng tin ngay cả với những đợt drawdown (sụt giảm tài khoản) nhỏ nhất. Rất ít trader có thể trải qua giai đoạn drawdown trong trading mà không bỏ cuộc.

Khi mức drawdown vượt quá 20%, hầu hết các trader sẽ bắt đầu điều chỉnh mô hình của họ theo dữ liệu quá khứ (curve-fitting) hoặc từ bỏ chúng. Mọi thứ đều có vẻ dễ dàng trong thử nghiệm backtest khi bạn đã biết kết quả cuối cùng! Backtest có hiệu quả, nhưng chỉ ở một mức độ nhất định.

"Risk of Ruin" (Rủi ro cháy tài khoản) là một khái niệm hiện nay đã được hiểu rõ trong hầu hết các hình thức cờ bạc. Nếu bạn chơi bài hoặc tung xúc sắc, bạn có thể tính toán chính xác rủi ro mất vốn (giả định không có gian lận).

Hãy cùng làm một ví dụ đơn giản:

Giả sử, bạn có $500 và muốn đặt cược $100 cho mỗi ván bài, với khả năng thắng hoặc thua cùng một số tiền là 50%. Điều này có nghĩa là, bạn có rủi ro trắng tay sau 5 ván trở lên. Về mặt lý thuyết, bạn có thể thua 5 lần liên tiếp ngay từ đầu và do đó trắng tay. Xác suất của điều đó là 3,125%. Nghe có vẻ nhỏ, nhưng bạn không thể tiếp tục chơi nếu thua hết tiền.

Tuy nhiên, trong tài chính, rủi ro cháy tài khoản không dễ xác định như trong ví dụ trên. Việc tính toán rủi ro rất phức tạp và có nhiều yếu tố không xác định.


Tại sao bạn muốn tránh rủi ro cháy tài khoản?


Nếu bạn mất 50% tài sản, bạn cần kiếm lại 100% để hồi phục trở lại. Nếu bạn mất 75%, bạn cần kiếm lại 400%. Chỉ cần tính toán đơn giản cũng đủ để thấy tại sao bạn muốn tránh những khoản thua lỗ đáng kể.

Và như đã đề cập ở trên, ngay cả với những khoản lỗ và drawdown nhỏ hơn, hầu hết các trader sẽ đơn giản là bỏ cuộc.

Risk-of-Ruin-rui-ro-chay-tai-khoan-traderviet1.png


Hiểu về "Risk of Ruin" (Rủi ro cháy tài khoản)


"Risk of Ruin" là một khái niệm thường được sử dụng trong tài chính và cờ bạc để đánh giá khả năng mất một phần vốn đáng kể trước khi đạt được mục tiêu tài chính của bạn. Công cụ tính toán này giúp bạn ước tính rủi ro này dựa trên tỷ lệ thắng, phần trăm rủi ro, vốn ban đầu và vốn mục tiêu của bạn.

Win Rate - Tỷ lệ thắng (%)


Nó biểu thị xác suất thắng mỗi lần đặt cược hoặc giao dịch mà bạn thực hiện.

Ví dụ: Nếu bạn có tỷ lệ thắng là 50%, điều đó có nghĩa là trung bình bạn thắng một nửa số lần đặt cược hoặc giao dịch của mình.

Risk Percentage - Phần trăm rủi ro (%)


Tại đây, bạn chỉ định tỷ lệ phần trăm vốn mà bạn sẵn sàng mạo hiểm cho mỗi lần đặt cược hoặc giao dịch riêng lẻ. Giá trị này phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của bạn và xác định số vốn mà bạn sẵn sàng đặt cược.

Initial Capital - Vốn ban đầu ($)


Nhập số vốn bạn đang bắt đầu vào trường này. Đây là số tiền ban đầu bạn có sẵn để giao dịch.

Target Capital - Vốn mục tiêu ($)


Nêu rõ số vốn bạn muốn đạt được. Đây là mục tiêu tài chính của bạn, đại diện cho mức lợi nhuận mà bạn muốn đạt được.

Sau khi nhập các giá trị này, hãy nhấp vào nút “Calculate Risk of Ruin” để xem rủi ro ước tính về việc mất một phần vốn đáng kể trước khi đạt được mục tiêu của bạn.

Việc tính toán Risk of Ruin này có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị về những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến hoạt động giao dịch của bạn, giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn về việc quản lý vốn và đạt được các mục tiêu tài chính của mình.

Cách tính "Risk of Ruin" (Rủi ro cháy tài khoản)


Risk-of-Ruin-rui-ro-chay-tai-khoan-traderviet7.jpeg


Có nhiều cách để tính toán Risk of Ruin – mức độ phức tạp của phương pháp tính toán sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, ngay cả với những phương pháp đơn giản nhất, chúng ta cũng có thể hiểu được kha khá về vấn đề này. Mục đích chính của bài viết này là chỉ ra mức độ bạn có thể bị ảnh hưởng bởi những biến động bất lợi của tài khoản giao dịch.

Sự tàn phá của "con bạc"


Giả sử bạn có một chiến lược giao dịch rất đơn giản:

  • Tỷ lệ thắng là 60% (do đó tỷ lệ thua là 40%).

  • Bạn có cơ hội thắng hoặc thua bằng nhau với cùng một số tiền.

Giả sử bạn có $50.000 và muốn đặt cược số tiền này cho mỗi giao dịch.

Khả năng phá sản là bao nhiêu nếu bạn phân bổ $50.000 vốn của mình cho mỗi giao dịch?

Sau một giao dịch, xác suất cháy tài khoản rõ ràng là 40%.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn kiếm được lợi nhuận trong giao dịch đầu tiên? Khi đó bạn có $100.000. Điều này có nghĩa là bạn có thể thua trong hai giao dịch tiếp theo:

0,6 * 0,4 * 0,4 = 0,096.

Có 9,6% xác suất cháy tài khoản nếu giao dịch đầu tiên là một trade thắng.

Sau đó, chúng ta có thể kết hợp các xác suất để tính toán rủi ro cháy tài khoản sau 3 giao dịch. Chúng ta tìm thấy điều này bằng cách cộng rủi ro cháy tài khoản trong giao dịch đầu tiên với rủi ro cháy tài khoản sau 3 giao dịch: 40% + 9,6% = 49,6%.

Sau đó, chúng ta có thể tính toán rủi ro cháy tài khoản sau 5 giao dịch:

  • Rủi ro cháy tài khoản trong giao dịch đầu tiên

  • Rủi ro cháy tài khoản trong giao dịch thứ ba

  • Rủi ro cháy tài khoản trong giao dịch thứ năm

Bạn có thể phá sản ở giao dịch thứ năm thông qua hai con đường:

  • Thắng, thắng, thua, thua, thua (0,6 * 0,6 * 0,4 * 0,4 * 0,4 = 0,023)

  • Thắng, thua, thắng, thua, thua (0,6 * 0,4 * 0,6 * 0,4 * 0,4 = 0,023)

Do đó, rủi ro cháy tài khoản là 54,2% sau 5 giao dịch (40+9,6+2,3+2,3).

Bằng cách này, chúng ta có thể tính toán rủi ro cháy tài khoản sau N giao dịch. Tất nhiên, điều này hơi cồng kềnh.

Để đơn giản hoá vấn đề, Wolf von Rönik đã cung cấp một công thức trong bài báo có tựa đề "Technical Analysis of Stocks and Commodities" được xuất bản hồi tháng 7 năm 2001 (công thức này cũng được giải thích trong cuốn "Smarter Trading" của Perry Kaufman):

Risk-of-Ruin-rui-ro-chay-tai-khoan-traderviet2.gif


TA = Tỷ lệ thắng trừ đi tỷ lệ thua lỗ

CU = Vốn của bạn chia cho số lượng cổ phiếu và/hoặc chiến lược

Nếu chúng ta đặt các con số vào công thức thì nó sẽ trông như thế này:

Risk-of-Ruin-rui-ro-chay-tai-khoan-traderviet3.gif


Điều này có nghĩa là bạn có 67% xác suất bị cháy tài khoản!

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chỉ phân bổ 50% vốn của mình? Rủi ro cháy tài khoản của bạn sẽ giảm xuống còn 44%. Bạn càng thêm nhiều chiến lược, bạn càng ít có nguy cơ bị phá sản.

Đây là biểu đồ cho thấy lợi ích của việc đa dạng hoá:

Risk-of-Ruin-rui-ro-chay-tai-khoan-traderviet4.gif



Đường màu hồng thể hiện rủi ro khi tỷ lệ thắng giảm xuống 55%.

Một phiên bản cải tiến về cách tính "Risk of Ruin" (Rủi ro cháy tài khoản)


Ralph Vince đã cải tiến công thức trên trong cuốn sách của mình có tên "Portfolio Management Formulas".

Đây là một cuốn sách cũ được xuất bản năm 1990, nhưng công thức này dĩ nhiên vẫn còn hữu dụng. Vince đề xuất một công thức phức tạp hơn một chút nhưng thực tế hơn.

Công thức của Vince yêu cầu dữ liệu và biến số sau:

  • Vốn ban đầu (100.000)

  • Vốn mạo hiểm tính theo tỷ lệ phần trăm

  • Tỷ lệ thắng và tỷ lệ thua

  • Mức thắng trung bình trên mỗi giao dịch và mức thua trung bình trên mỗi giao dịch

Công thức sẽ trông như thế này:

Risk-of-Ruin-rui-ro-chay-tai-khoan-traderviet5.gif



Bạn có thể tìm thấy các con số từ chiến lược giao dịch của mình và đưa chúng vào công thức này để có ước tính gần đúng về khả năng bạn bị cháy tài khoản.

Tại sao bạn nên biết về "Risk of Ruin" (Rủi ro cháy tài khoản)?


Vốn của bạn là tài sản quý giá nhất mà bạn có. Nếu mất nó, bạn không thể quay lại cuộc chơi. Chiến lược giao dịch có lợi thế thống kê là điều quan trọng nhất, nhưng ngay cả một chiến lược như vậy cũng có thể vô dụng nếu bạn không hiểu cách quản lý rủi ro.

Chung quy thì trading sẽ xoay quanh chuyện hiểu ba yếu tố chính mà chúng ta đã đề cập ở đầu bài viết: có chiến lược giao dịch, hiểu bản thân và giới hạn của bạn, và có phương pháp quản lý rủi ro thích hợp. Cả ba yếu tố này đều phụ thuộc lẫn nhau.

Tuyệt vời hơn nữa, nếu bạn thực sự hiểu rủi ro mà mình đang gánh chịu, bạn sẽ cải thiện được lòng tin vào các chiến lược của mình. Bạn sẽ ít có khả năng từ bỏ một chiến lược giao dịch trong những đợt drawdown thông thường.

Làm sao để giảm thiểu rủi ro cháy tài khoản?


Có một số điều bạn có thể làm để giảm thiểu rủi ro cháy tài khoản:

1. Biết mức độ rủi ro bạn đang chấp nhận


Điều đầu tiên bạn có thể làm là sử dụng một số thống số đơn giản được mô tả trong bài viết này: đưa một số giá trị vào các công thức hoặc chạy một số mô phỏng Monte Carlo (mô hình toán học để đánh giá rủi ro).

2. Giao dịch với số tiền nhỏ hơn mong muốn


Điều này có nhiều lợi ích - không chỉ giảm thiểu rủi ro cháy tài khoản mà còn có thể giảm thiểu các thiên kiến giao dịch thông thường của bạn.

3. Tăng tỷ lệ thắng


Tỷ lệ thắng trong giao dịch rất quan trọng để cải thiện tỷ lệ thành công của bạn. Rất ít trader có thể tiếp tục giao dịch sau một số lần thua lỗ nhất định liên tiếp.

4. Loại bỏ một số chiến lược giao dịch?


Liệu tất cả các chiến lược giao dịch của bạn có mang lại giá trị cho danh mục chiến lược của bạn không?

Hãy bắt đầu bằng cách kết hợp tất cả chúng vào một thử nghiệm backtest và loại bỏ từng

Điểm nóng
searchfx là gì?

searchfx nhằm cung cấp một nền tảng khiếu nại công cộng cho các nạn nhân đầu tư tài chính, đồng thời cũng sẽ cố gắng hết sức để Đã xử lý vấn đề tiếp xúc với các nhà đầu tư, cuối cùng đạt được mục tiêu khôi phục thiệt hại More>