Thanh khoản (Liquidity) là gì?
Thanh khoản chính là sự tích luỹ các lệnh mua hoặc bán.
Theo phân tích kỹ thuật thì một tài sản sẽ có một vùng giá mà từ đó, thị trường sẽ chuyển động đi xuống hoặc đi lên.
Từ các vùng này trên biểu đồ, các trader sẽ mở giao dịch và đặt dừng lỗ ở mức tối thiểu hoặc tối đa gần nhất. Do đó, thanh khoản sẽ được tích luỹ đằng sau các vùng giá này, hoạt động như một thỏi nam châm thu hút giá vì nó đặc biệt hấp dẫn đối với các tay to để khớp lệnh của họ.
90% lệnh dừng lỗ được đặt gần các vùng này, vì vậy, khi giá biến động mạnh theo một hướng và chạm đến các mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng, các lệnh dừng lỗ sẽ bị kích hoạt, các vị thế bị thanh lý và xảy ra giao dịch mua hoặc bán đột ngột một tài sản ở mức dừng lỗ.
Thanh khoản là một công cụ được các nhà đầu tư tổ chức sử dụng để điều hướng giá cả. Hãy luôn ghi nhớ điều này trong quá trình giao dịch!
Khoảng trống giá (Gap)
Khoảng trống giá (Gap) là kết quả của sự thiếu thanh khoản trên thị trường và khối lượng giao dịch cao.
Khoảng trống giá rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật vì chúng báo hiệu sự thay đổi trong trạng thái cân bằng cung và cầu.
Những khoảng trống lớn cho thấy sự mất cân bằng đáng kể giữa người mua và người bán, khiến thị trường phải tái định giá nhanh chóng.
Điều quan trọng cần nhớ là, bất kỳ người tham gia thị trường nào cũng có thể nhìn thấy khoảng trống giá. Khi thấy "gap" xuất hiện, mọi người sẽ bắt đầu mở giao dịch theo hướng lấp đầy khoảng trống, do đó sẽ kích thích sự xuất hiện của thanh khoản.
Đổi lại, điều này có thể đẩy giá đi ngược hướng với khoảng trống, nhằm thanh lý các vị thế mới mở gần đây của những trader "lanh lẹ".
Nhưng theo quy luật, giá cuối cùng thường sẽ tiến về phía khoảng trống và lấp đầy một phần hoặc toàn bộ, loại bỏ những khe hở định giá. Bạn có thể hình dung nó như một nam châm hút giá về.
Khoảng trống giá trị hợp lý (Fair Value Gap)
FVG có ý nghĩa tương tự với một khoảng trống giá (tức là nam châm thu hút giá), nhưng không phải tất cả trader đều tập trung vào loại khe hở định giá này.
Trong trường hợp này, điều quan trọng cần lưu ý là theo phân tích kỹ thuật thông thường, mức 0,5 của các cây nến quan trọng (major candle - những nến có thân nến dài và bóng nến nhỏ do biến động giá mạnh trong phiên giao dịch) được coi là mức hỗ trợ và kháng cự mạnh, do đó thanh khoản sẽ dồn quanh các mức này. Vì vậy, việc lấp đầy FVG cũng đạt được nhờ việc các trader thông thường mua hoặc bán từ các mức này.
Bể thanh khoản (Liquidity pool)
Một khái niệm đáng đề cập khác chính là bể thanh khoản (Liquidity pool). Đây thường là các cụm thanh khoản so le kết hợp với các khe hở định giá, cùng dẫn đến những biến động giá rất nhanh và đáng kể.
Chúng ta hãy cùng xem xét bản chất của điều này qua ví dụ dưới đây...
Dần dần, một nhà đầu tư lớn đẩy giá xuống, tạo ra các bể thanh khoản ở phía trên (lệnh bán) nhưng chưa động vào chúng, vì chúng ta vẫn sẽ cần nó.
Khi các vị thế mua đã được thanh lý đủ, nhà đầu tư lớn bắt đầu gom thanh khoản từ phía trên.
Vì bể thanh khoản này hoàn toàn không bị ảnh hưởng, nên khi được kích hoạt sẽ tạo ra lực mua mạnh và nhanh chóng.
Lực cầu mạnh mẽ từ bể thanh khoản khiến giá tăng nhanh, ép các lệnh bán phải khớp theo từng mức giá.
Khi giá đi qua các vùng được coi là khe hở định giá, đà tăng sẽ được gia tốc do nhiều lệnh bán bị kích hoạt.
Đây là những kiến thức cơ bản về thanh khoản mà mình hy vọng sẽ giúp các bạn cải thiện giao dịch của mình!